Thiết kế máy tuốt lúa chạy điện phục vụ nông dân khu vực miền núi Khánh Hoà

    Author: Ketnoi Genre:
    Rating

    Download Đồ án Thiết kế máy tuốt lúa chạy điện phục vụ nông dân khu vực miền núi Khánh Hoà miễn phí



    LỜI NÓI ĐẦU
    Nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Một trong những chủ trương của Đảng ta hiện nay là công nghiệp hoá nông nghiệp, đưa máy móc thiết bị vào phục vụ nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất và giảm nhẹ sức lao động cho người nông dân.
    Trước tình hình đó Khoa Cơ khí trường Đại học Thuỷ sản, cụ thể là bộ môn Chế tạo máy đã đưa ra một số đề tài yêu cầu thiết kế một số máy công tác phục vụ nông nghiệp. Đây cũng là cơ hội tốt cho sinh viên chế tạo máy sắp tốt nghiệp tổng hợp lại tất cả kiến thức đã học ở trường Đại học và làm quen với công việc của một kĩ sư chế tạo máy trong lĩnh vực thiết kế chế taọ máy công tác.
    Tôi được Bộ môn Chế tạo máy – Khoa Cơ khí - Trường Đại học Thuỷ sản giao phó thực hiện Đề tài tốt nghiệp “Thiết kế máy tuốt lúa chạy điện phục vụ nông dân khu vực miền núi Khánh Hoà ”. Đề tài gồm các nội dung sau:
    1. Tìm hiểu về thực trạng sản xuất nông nghiệp ở nông thôn Khánh Hoà và yêu cầu cơ giới hoá đối với khâu đập lúa.
    2. Nghiên cứa chọn phương án.
    3. Thiết kế kĩ thuật máy tuốt lúa.
    4. Lập quy trình chế tạo chi tiết điển hình.
    5. Hướng dẫn lắp ráp và sử dụng.
    6. Sơ bộ hoạch toán giá thành.
    7. Kết luận và đề suất.
    Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã cố gắng học hỏi, tìm hiểu tài liệu tham khảo, khảo sát thực tế và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, đến nay đề tài đã được hoàn thành. Nhưng do năng lực và sự hiểu biết còn hạn chế, nên nội dung của đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý và chỉ bảo chân thành của thầy cô giáo và các bạn sinh viên để cho đề tài càng hoàn thiện hơn.
     




    Link Download
    Tóm tắt nội dung:LỜI NÓI ĐẦU
    Nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Một trong những chủ trương của Đảng ta hiện nay là công nghiệp hoá nông nghiệp, đưa máy móc thiết bị vào phục vụ nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất và giảm nhẹ sức lao động cho người nông dân.
    Trước tình hình đó Khoa Cơ khí trường Đại học Thuỷ sản, cụ thể là bộ môn Chế tạo máy đã đưa ra một số đề tài yêu cầu thiết kế một số máy công tác phục vụ nông nghiệp. Đây cũng là cơ hội tốt cho sinh viên chế tạo máy sắp tốt nghiệp tổng hợp lại tất cả kiến thức đã học ở trường Đại học và làm quen với công việc của một kĩ sư chế tạo máy trong lĩnh vực thiết kế chế taọ máy công tác.
    Tôi được Bộ môn Chế tạo máy – Khoa Cơ khí - Trường Đại học Thuỷ sản giao phó thực hiện Đề tài tốt nghiệp “Thiết kế máy tuốt lúa chạy điện phục vụ nông dân khu vực miền núi Khánh Hoà ”. Đề tài gồm các nội dung sau:
    Tìm hiểu về thực trạng sản xuất nông nghiệp ở nông thôn Khánh Hoà và yêu cầu cơ giới hoá đối với khâu đập lúa.
    Nghiên cứa chọn phương án.
    Thiết kế kĩ thuật máy tuốt lúa.
    Lập quy trình chế tạo chi tiết điển hình.
    Hướng dẫn lắp ráp và sử dụng.
    Sơ bộ hoạch toán giá thành.
    Kết luận và đề suất.
    Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã cố gắng học hỏi, tìm hiểu tài liệu tham khảo, khảo sát thực tế và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, đến nay đề tài đã được hoàn thành. Nhưng do năng lực và sự hiểu biết còn hạn chế, nên nội dung của đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý và chỉ bảo chân thành của thầy cô giáo và các bạn sinh viên để cho đề tài càng hoàn thiện hơn.
    LỜI CÁM ƠN
    Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn chế tạo máy, khoa Cơ khí, Trường Đại học Nha Trang đã giao phó cho tôi đề tài mang tính thực tiễn cao này.
    Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Ba đã bỏ nhiều thời gian quý giá của thầy để tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi thực hiện thành công đề tài này.
    Nha Trang, tháng 10 năm 2007
    Sinh viên thực hiện
    Bùi Ngọc Hà
    CHƯƠNG 1
    TÌM HIỂU VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN KHÁNH HOÀ VÀ YÊU CẦU CƠ GIỚI HOÁ ĐỐI VỚI KHÂU ĐẬP LÚA
    1.1.Tổng quan về thực trạng sản xuất nông nghiệp ở Khánh Hoà
    1.1.1. Đặc điểm về canh tác
    Ở Miền Trung nói chung và Khánh Hoà nói riêng chế độ canh tác còn tương đối lạc hậu.Chủ yếu là thủ công và dụng cụ thô sơ.Hiện nay kỹ thuật nông học đang phát triển nên đã lai tạo nhiều giống lúa tốt cho năng suất cao.Vì vậy cần phải cơ giới hoá để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
    1.1.2. Đặc điểm về khí hậu
    Thời gian thu hoạch lúa ở vung Duyên Hải Miền Trung nói chung và Khánh Hoà nói riêng có hai vụ chính Hè _Thu và Đông_Xuân. Vụ hè thu từ tháng 6 tới tháng 8 là những tháng có lượng mưa nhiều trong năm, ruộng thường gập nước,độ ẩm trung bình cao, do đó độ ẩm thân cây và hạt cao, nên việc thu hoạch trên đồng ruộng gặp nhiều khó khăn và khó khăn trong việc cơ giới hoá
    Vụ đông xuân thu hoạch vào tháng 12 đến tháng 2, lượng mưa giảm đáng kể, hầu như thời tiết hanh khô hoàn toàn, ruộng khô, độ ẩm than cây và hạt thấp.Thời tiết lúc này thuận tiện cho việc thu hoạch nhất là việc cơ giới hoá.
    1.1.3.Đặc điểm địa hình và đồng ruộng
    Đối với đồng bằng trung du ở Miền Trung nơi có trình độ thâm canh chưa cao, đồng ruộng chưa được cải tạo nhiều, nên những cánh đồng chủ yếu ở đay là ruộng bậc thang, nhiều bờ vùng bờ thửa, diện tích thửa ruộng là tương đối nhỏ. Vì vậy rất khó cho việc hoạt động và nâng cao hiệu suất của máy.Khó khăn thứ hai ở đây là địa bàn nông thôn nên giao thông chưa thuận tiện, đường sá còn hẹp, việc di chuyển máy từ thửa này sang thửa khác và từ cánh đồng này sang cánh đồng khác gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa trình
    độ thâm canh còn hạn chế, lúa gieo thẳng chiếm đại bộ phận, độ bằng phẳng từng lô thửa kém cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của máy.
    1.1.4. Đặc điểm về cây trồng
    Hiện nay, kỹ thuật nông học càng phát triển, các giống lúa mới được lai tạo ngày càng nhiều, các giống lúa phổ biến trong sản xuất phần lớn là các giống lúa ngắn ngày, mật độ gieo cấy khá dày, năng suất lúa cũng tăng lên đáng kể. Các giống lúa này có thân cây thấp và cứng, chiều cao tự nhiên dưới 65 em, chiều dài cây dưới 1m, đường kính cây to hơn các giống lúa cũ, trong thời vụ thu hoạch cây ít bị đổ, thuận lợi cho việc tiến hành cơ giới hoá.
    1.2. Yêu cầu nông học đối với việc cơ giới hoá nông nghiệp
    Cũng như cơ giới hoá các khâu sản xuất khác, cơ giới hoá thu hoạch cũng có những yêu cầu và phương pháp riêng, mỗi phương pháp lại có một yêu cầu cụ thể. Nắm được các yêu cầu và vận dụng đúng phương pháp trong từng hoàn cảnh cụ thể không những cần cho việc nghiên cứa thiết kế mà cả trong sử dụng, trên cơ sở đó nâng coa độ bền và hiệu quả của máy.
    Thu hoạch là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất trên đồng ruộng, số lượng và chất lượng của sản phẩm quyết định bởi một loạt các nhân tố tổng hợp, nhưng ảnh hưởng trực tiếp vẫn là bản than khâu thu hoạch . Chúng ta có thể quy tụ lại thành mấy yêu cầu chung như sau:
    1.2.1. Máy thu hoạch phải thích ứng với điều kiện lúa có năng suất cao.
    Do kỷ thuật canh tác, kỷ thuật chọn tạo giống và phân bón ngày càng phát triển, việc tưới tiêu chủ động, việc phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả nên năng suất lúa ngày càng cao. Vì vậy, máy thu hoạch phải có khả năng thích ứng với điều kiện năng suất cao. Khi tải trọng trên đơn vị thời gian tăng lên, các bộ phận cắt gặt, đập, phân ly phải đủ khả năng vượt tải để đảm bảo cho máy hoạt động bình thường, không gây ách tắc, cản trở quá trình thu hoạch.
    1.2.2. Phải đảm bảo chất lượng làm việc tốt, tổng hao hụt không quá 3%, độ hư hỏng hạt không quá 2%.
    Người nông dân trồng lúa không những mong được mùa mà còn mong bội thu. Vì vậy, máy thu hoạch phải đảm bảo chất lượng làm việc tốt, phải cắt gặt, đập sạch, phân ly sạch, tráng hiện tượng rơi vãi. Nhìn chung tổng hao hụt không quá 3%, độ nứt và bóc vỏ trấu nhỏ hơn 2%, sản phẩm thu hoạch phải có độ sạch cao.
    1.2.3. Phải chú ý giải quyết những yêu cầu khác nhau về sử dụng nguồn phụ phẩm của các địa phương.
    Mục đích của trồng lúa là thu thóc (sản phẩm chính). Song đối với các sản phẩm phụ như rơm rạ, thóc lép cũng có giá trị kinh tế nhất định. Tập quán canh tác của một số vùng là không thu rơm để ở ruộng đốt hoặc cầy dập rạ làm phân. Nhưng nhiều địa phương lại dung rơm rạ để lợp nhà, đun nấu thay than củi, làm thức ăn cho trâu bò, bện thừng, thảm bao tải...
    Trong điều kiện chưa giải quyết được nguyên liệu cho các công việc ở trên thì trước khi quyết định phương án thu hoạch hoặc nghiên cứa thiết kế máy thu hoạch phải quan tâm xem xét tới những yêu cầu khác nhau của các địa phương về việc sử dụng nguồn sản phẩm phụ, có như vậy khi ứng dụng máy vào sản xuất mới dễ dàng được nông dân chấp ...

    Leave a Reply

    Giúp tải tài liệu miễn phí

    Kết nối mở topic chuyên giúp tải hộ tài liệu cho các bạn sinh viên:
    Các bạn đăng yêu cầu tại:

    Nhà tài trợ

    Yeu Nhac vang

    Video hướng dẫn tải tài liệu free