Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải khu tái định cư qui mô 1000 hộ dân phường 11, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

    Author: Ketnoi Genre:
    Rating

    Download Đề tài Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải khu tái định cư qui mô 1000 hộ dân phường 11, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp miễn phí



    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
    NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
    CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU
    1.1 Sự cần thiết của đề tài
    1.2 Mục tiêu của đề tài
    1.3 Đối tượng nghiên cứu
    1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    1.5 Nội dung nghiên cứu
    1.6 Phương pháp nghiên cứu
    1.7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
    CHƯƠNG 2
    GIỚI THIỆU HIỆN TRẠNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ QUI MÔ 1000 HỘ DÂN
    2.1 Địa điểm dự án khu tái định cư
    2.2 Qui mô dự án
    2.2.1 Qui mô đất đai
    2.2.2 Qui mô kinh tế
    2.3 Điều kiện tự nhiên
    2.3.1 Vị trí địa lý
    2.3.2 Đặc điểm địa hình
    2.3.3 Đặc điểm thổ nhưỡng
    2.3.4 Đặc điểm khí hậu – khí tượng
    2.4 Điều kiện kinh tế xã hội
    2.4.1 Dân số và phân bố dân cư
    2.4.2 Điều kiện kinh tế
    2.4.3 Định hướng phát triển đến năm 2015
    CHƯƠNG 3
    ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ- TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ ĐỀ XUẤT
    3.1 Tổng quan về nước thải sinh hoạt
    3.2 Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải
    3.2.1 Phương pháp cơ học
    3.2.2 Phương pháp hóa học
    3.2.3 Phương pháp hóa lí
    3.2.4 Phương pháp sinh học
    3.3 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
    3.3.1 Phương án 1
    3.3.2 Phương án 2
    3.3.3 Thuyết minh qui trình xử lý
    3.3.4 So sánh lực chọn phương án xử lý
    3.3.5 Kết quả tính toán công nghệ đề xuất
    CHƯƠNG 4
    KHÁI TOÁN KINH TẾ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ
    4.1 Vốn đầu tư
    4.1.1 Vốn đầu tư phần xây dựng
    4.1.2 Vốn đầu tư phần thiết bị
    4.2 Chi phí quản lí và vận hành
    4.2.1 Chi phí nhân công
    4.2.2 Chi phí điện năng
    4.2.3 Chi phí hóa chất
    4.3 Chi phí xử lý cho 1 m3 nước thải
    CHƯƠNG 5
    TÍNH TOÁN CAO TRÌNH MẶT NƯỚC
    5.1 Cao trình bể tiếp xúc
    5.2 Cao trình bể lọc trọng lực
    5.3 Cao trình bể SBR
    5.4 Cao trình mương lắng cát
    5.5 Cao trình bể nén bùn li tâm
    5.6 Cao trình sân phơi cát
    5.7 Cao trình bể thu gom
    CHƯƠNG 6
    KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
    6.1 KẾT LUẬN
    6.2 KIẾN NGHỊ
     




    Link Download
    Tóm tắt nội dung:học để phân huỷ và biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản dễ xử lý. Hiệu suất giảm BOD trong hồ có thể lên đến 70%. Tuy nhiên nước thải sau khi ra khỏi hồ vẫn có BOD cao nên loại hồ này chỉ chủ yếu áp dụng cho xử lý nước thải công nghiệp rất đậm đặc và dùng làm hồ bậc 1 trong tổ hợp nhiều bậc.
    Cánh đồng tưới - Cánh đồng lọc
    Cánh đồng tưới là những khoảng đất canh tác, có thể tiếp nhận và xử lý nước thải. Xử lý trong điều kiện này diễn ra dưới tác dụng của vi sinh vật, ánh sáng mặt trời, không khí và dưới ảnh hưởng của các hoạt động sống thực vật, chất thải bị hấp thụ và giữ lại trong đất, sau đó các loại vi khuẩn có sẳn trong đất sẽ phân huỷ chúng thành các chất đơn giản để cây trồng hấp thụ. Nước thải sau khi ngấm vào đất , một phần được cây trồng sử dụng. Phần còn lại chảy vào hệ thống tiêu nước ra sông hoặc bổ sung cho nước nguồn.
    Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo
    Bể lọc sinh học
    Bể lọc sinh học là công trình nhân tạo, trong đó nước thải được lọc qua vật liệu rắn có bao bọc một lớp màng vi sinh vật. Bể lọc sinh học gồm các phần chính như sau: phần chứa vật liệu lọc, hệ thống phân phối nước đảm bảo tưới đều lên toàn bộ bề mặt bể, hệ thống thu và dẩn nước sau khi lọc, hệ thống phân phối khí cho bể lọc.
    Quá trình oxy hoá chất thải trong bể lọc sinh học diển ra giống như trên cánh đồng lọc nhưng với cường độ lớn hơn nhiều. Màng vi sinh vật đã sử dụng và xác vi sinh vật chết theo nước trôi khỏi bể được tách khỏi nước thải ở bể lắng đợt 2. Để đảm bảo quá trình oxy hoá sinh hoá diễn ra ổn định, oxy được cấp cho bể lọc bằng các biện pháp thông gió tự nhiên hoặc thông gió nhân tạo. Vật liệu lọc của bể lọc sinh học có thể là nhựa Plastic, xỉ vòng gốm, đá Granit……
    Bể hiếu khí có bùn hoạt tính – Bể Aerotank
    Là bể chứa hổn hợp nước thải và bùn hoạt tính, khí được cấp liên tục vào bể để trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cấp đủ oxy cho vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải. Khi ở trong bể, các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để cho các vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính. Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn để chuyển hoá chúng thành các chất trơ không hoà tan và thành các tế bào mới. Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại trong bể Aerotank của lượng nước thải ban đầu đi vào trong bể không đủ làm giảm nhanh các chất hữu cơ do đó phải sử dụng lại một phần bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy ở bể lắng đợt 2, bằng cách tuần hoàn bùn về bể Aerotank để đảm bảo nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn hoạt tính dư được đưa về bể nén bùn hoặc các công trình xử lý bùn cặn khác để xử lý. Bể Aerotank hoạt động phải có hệ thống cung cấp khí đầy đủ và liên tục.
    Quá trình xử lý sinh học kỵ khí - Bể UASB
    Quá trình này thường được ứng dụng để xử lý ổn định cặn và xử lý nước thải công nghiệp có nồng độ BOD, COD cao.
    Quá trình chuyển hoá chất hữu cơ trong nước thải bằng vi sinh yếm khí xảy ra theo 3 giai đoạn:
    Một nhóm vi sinh tự nhiên có trong nước thải thuỷ phân các hợp chất hữu cơ phức tạp và lypit thành các chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng nhẹ như Monosacarit, amino axit để tạo ra nguồn thức ăn và năng lượng cho vi sinh hoạt động.
    Nhóm vi khuẩn tạo men axit biến đổi các hợp chất hữu cơ đơn giản thành các axit hữu cơ thường là axit acetic, nhóm vi khuẩn yếm khí tạo axit gọi là nhóm axit focmơ.
    Nhóm vi khuẩn tạo mêtan chuyển hoá hydro và axit acetic thành khí metan và cacbonic. Nhóm vi khuẩn này gọi là mêtan focmơ, chúng có rất nhiều trong dạ dày của động vật nhai lại ( trâu ,bò…) vai trò quan trọng của nhóm vi khuẩn metan focmơ là tiêu thụ hydro và axit acetic, chúng tăng trưởng rất chậm và quá trình xử lý yếm khí chất thải được thực hiện khi khí mêtan và cacbonic thoát ra khỏi hổn hợp.
    Đề xuất công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
    Nước thải vào
    Phương án 1
    Song chắn rác tinh
    Hố thu nước thải
    Bể lắng cát ngang
    Bể điều hòa
    Bể Aeroten
    Bể lắng li tâm đợt II
    Bể tiếp xúc
    Nguồn tiếp nhận
    Bể nén bùn
    Máy ép bùn
    Khí nén
    Bùn hoạt tính tuần hoàn
    Bùn thải
    Châm dd Clo
    Bể lọc trọng lực
    Sân phơi cát
    Vận chuyển tới bãi chôn lấp
    Ghi chú:
    Đường nước thải
    Đường cặn/cát
    Đường bùn
    Đường hóa chất
    Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý NTSH theo phương án 1Sân phơi cát
    Phương án 2
    Song chắn rác tinh
    Hố thu nước thải
    Bể lắng cát ngang
    Nước thải vào
    Bể SBR
    Bể tiếp xúc
    Nguồn tiếp nhận
    Bể nén bùn
    Máy ép bùn
    Bùn thải
    Châm dd Clo
    Bể lọc trọng lực
    Sân phơi cát
    Chôn lấp
    Ghi chú:
    Đường nước thải
    Đường cặn/cát
    Đường bùn
    Đường hóa chất
    Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ xử lý NTSH theo phương án 2
    Thuyết minh phương án
    Phương án 1
    Nước thải theo hệ thống thoát nước được dẫn vào mương dẫn nước thải có chứa song chắn rác. Những vật có kích thước nhỏ sẽ bị giữ lại ở song chắn rác thô và được thu gom thủ công. Nước thải sau khi đi qua song chắn rác sẽ được tập trung tại hầm tiếp nhận nước thải, tại đây nước thải được bơm đến bể lắng cát ngang. Một lượng cát sẽ được lắng ở bể lắng cát ngang, nhằm bảo vệ thiết bị của các công trình phía sao và tránh tắt nghẽn hệ thống. Cát được thu gom từ dưới đáy bể thông qua ống tháo cặn và được phơi tại sân phơi cát. Sau khi qua bể lắng cát, nước thải được dẫn tới bể điều hòa, công trình này giúp điều hòa lưu lượng và nồng độ bẩn của nước thải. Khi ổn định lưu lượng và nồng độ thì nước thải tự chảy qua bể Aeroten để xử lý chủ yếu nồng độ bẩn của nước thải. Do nước thải đầu vào đã qua hệ thống bể tự hoại của khu tái định cư nên hàm lượng SS khá thấp nên không cần xây thêm Bể lắng I mà cho nước thải chảy trực tiếp vào Aeroten. Tại bể Aeroten, hơn 90% nồng độ bẩn của nước thải được xử lý tại đây. Sau đó, nước thải tự chảy qua bể lắng li tâm đợt II để lắng một lượng SS còn lại sau khi qua Aeroten. Hàm lượng bùn cặn lắng ở Bể lắng đợt II này sẽ được tuần hoàn 50% về bể Aeroten nhằm đảm bảo hàm lượng vi sinh trong bể Aeroten. Lượng cặn còn lại sẽ được tháo bỏ bằng bơm bùn, máy bơm sẽ bơm bùn vào bể nén bùn, khi bùn đã giảm một phần độ ẩm thì được dẫn vào máy ép bùn để giảm thể tích và được đem đi chôn lấp. Nước thải sau khi qua bể lắng đợt II sẽ tự chảy qua bể lọc trọng lực nhằm xử lý triệt để lượng SS còn lại. Sau khi qua bể lọc trọng lực, nước thải sẽ được tự chảy vào bể tiếp xúc nhằm tiêu diệt lượng vi khuẩn trong nước thải. Nước thải được tiếp xúc với dung dịch Clo khoảng 30 phút và sao đó chảy vào nguồn tiếp nhận là một con sông. Do mục đíc...

    Leave a Reply

    Giúp tải tài liệu miễn phí

    Kết nối mở topic chuyên giúp tải hộ tài liệu cho các bạn sinh viên:
    Các bạn đăng yêu cầu tại:

    Nhà tài trợ

    Yeu Nhac vang

    Video hướng dẫn tải tài liệu free