Hệ sinh thái ao nuôi trồng thủy sản

    Author: Ketnoi Genre:
    Rating

    Download Luận văn Hệ sinh thái ao nuôi trồng thủy sản miễn phí



    I. MỞ ĐẦU
    Từ ngàn đời xưa cha ông ta đã biết sử dụng ao, hồ để nuôi trồng các loài thủy hải sản. Bởi thế mà có câu :“Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo”.Ngoài nguồn lợi thủy hải sản từ hoạt động khai khác tự nhiên, nguồn lợi thủy sản từ các hệ sinh thái ao nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm không thể thiếu cho con người. Ở Việt Nam, nhiều loại cá nước ngọt được nuôi một cách rộng rãi như : cá nước ngọt nhập nội (cá rô phi, cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, các loài cá trôi Ấn Độ, trê phi.), cá nước ngọt bản địa (mè vinh, thát lát, bống tượng, cá rô, c á lóc, cá sặc.), cá da trơn (tra, basa) .
    Hiện nay NTTS phát triển rất rộng với nhiều đối tượng nuôi và nhiều mô hình nuôi được áp dụng. Hệ sinh thái ao nuôi trồng thủy sản ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế nước ta.
    Để tìm hiểu rõ hơn về những đặc điểm của một ao NTTS nói chung và ao nuôi cá nước ngọt nói riêng, từ đó có những biện pháp quản lý thích hợp đồng thời nghiên cứu những biện pháp nâng cao, cải thiện chất lượng và năng suất nuôi, chúng ta cùng nghiên cứu về đặc điểm HST ao NTTS nước ngọt.
    II.NỘI DUNG.
    1.Các thành phần của HST ao nuôi trồng thủy sản.
    Ao NTTS là một hệ sinh thái nước đứng.
    1.1.Môi trường tự nhiên.
    Bao gồm tất cả các yếu tố vật lý và hóa học của môi trường nước bao quanh sinh vật trong ao nuôi.Những yếu tố này cũng tùy thuộc vào vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, đặc điểm nền đáy của thủy vực mà ở những nơi khác nhau các yếu tố này lại có những đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng nuôi mà người ta lựa chọn những nơi phù hợp để đối tượng nuôi sinh trưởng và phát triển tốt nhất, nhằm đem lại năng suất và hiệu quả nuôi cao nhất.
     




    Link Download
    Tóm tắt nội dung:Báo cáo: QUẢN LÝ CÁC HỆ SINH THÁI NƯỚC.
    Chủ đề : “ Hệ sinh thái ao nuôi trồng thủy sản.”
    GVHD: T.S Hoàng Thị Bích Mai.
    Nhóm 4 – Lớp 50 NTMT
    DANH SÁCH NHÓM 4
    Đào Thị Hồng Vân.
    Lê Văn Cường.
    Lê Thị Thu Hà.
    Tăng Thị Thảo.
    Nguyễn Thị Miền.
    Nguyễn Thị Thu Hương.
    Huỳnh Thị Ngọ.
    Phay Pa Đít Hôm In Ta.
    MỞ ĐẦU
    Từ ngàn đời xưa cha ông ta đã biết sử dụng ao, hồ để nuôi trồng các loài thủy hải sản. Bởi thế mà có câu :“Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo”.Ngoài nguồn lợi thủy hải sản từ hoạt động khai khác tự nhiên, nguồn lợi thủy sản từ các hệ sinh thái ao nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm không thể thiếu cho con người. Ở Việt Nam, nhiều loại cá nước ngọt được nuôi một cách rộng rãi như : cá nước ngọt nhập nội (cá rô phi, cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, các loài cá trôi Ấn Độ, trê phi...), cá nước ngọt bản địa (mè vinh, thát lát, bống tượng, cá rô, c á lóc, cá sặc...), cá da trơn (tra, basa)….
    Hiện nay NTTS phát triển rất rộng với nhiều đối tượng nuôi và nhiều mô hình nuôi được áp dụng. Hệ sinh thái ao nuôi trồng thủy sản ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế nước ta.
    Để tìm hiểu rõ hơn về những đặc điểm của một ao NTTS nói chung và ao nuôi cá nước ngọt nói riêng, từ đó có những biện pháp quản lý thích hợp đồng thời nghiên cứu những biện pháp nâng cao, cải thiện chất lượng và năng suất nuôi, chúng ta cùng nghiên cứu về đặc điểm HST ao NTTS nước ngọt.
    II.NỘI DUNG.
    1.Các thành phần của HST ao nuôi trồng thủy sản.

    Ao NTTS là một hệ sinh thái nước đứng.
    1.1.Môi trường tự nhiên.
    Bao gồm tất cả các yếu tố vật lý và hóa học của môi trường nước bao quanh sinh vật trong ao nuôi.Những yếu tố này cũng tùy thuộc vào vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, đặc điểm nền đáy của thủy vực mà ở những nơi khác nhau các yếu tố này lại có những đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng nuôi mà người ta lựa chọn những nơi phù hợp để đối tượng nuôi sinh trưởng và phát triển tốt nhất, nhằm đem lại năng suất và hiệu quả nuôi cao nhất.
    - Các yếu tố vật lý gồm nhiệt độ, ánh sáng, không khí, các chất dinh dưỡng….
    + Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái ao nuôi cá: nó là nguồn cung cấp năng lượng ánh sáng cho các sinh vật sống tự dưỡng như:các loại tảo,vi sinh vật tự dưỡng sử dụng năng lượng mặt trời khác… Ánh sáng được coi là nguồn khởi nguyên của sự sống:
    Ánh sáng mặt trời, qua quá trình quang hợp của cây xanh và các vi sinh vật tự dưỡng khác tạo thành chất hữu cơ cung cấp thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.
    Cường độ chiếu sáng trong ngày càng lớn thì hiệu quả quang hợp càng cao. Trong những ngày nắng to thì chúng ta quan sát thấy mặt nước càng xanh, do các loại tảo và vi sinh vật được cung cấp đầy đủ năng lượng ánh sáng mặt trời. Ngoài ra ánh sáng còn ảnh hưởng rất lớn đến các nhân tố khác như: nhiệt độ, độ ẩm….
    + Nhiệt độ: có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của hệ sinh vật trong ao mà đặc biệt là đời sống của các loài cá nuôi trong ao. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều trở ngại đến quá trình quang hợp của các loại sinh vật tự dưỡng. Đối với các loài cá mỗi loài có một giới hạn chịu nhiệt riêng. Ví dụ như:
    ♦ Cá cá rô phi Việt Nam giới hạn chịu đựng về nhiệt là từ 5,60C – 420C, trong đó nhiệt độ cực thuận là 300C. Ở nhiệt độ này thì cá rô phi sinh trưởng và phát triển mạnh nhất. Do đặc điểm này mà các tỉnh Miền Bắc nước ta về mùa đông không nuôi được các loài cá có giới hạn chịu nhiệt độ thấp.
    Do các loài cá là động vật biến nhiệt, nhiệt độ của cơ thể phụ thuộc vao nhiệt độ của môi trường. Khi nhiệt độ tăng cao hoặc hạ thấp đều ảnh hưởng đến hoạt động của các loại cá,chúng chậm lớn và giảm hay ngừng quá trình trao đổi chất, nếu nhiệt độ còn bất lợi nữa thì mội số loại cá có thể bị chết. Trong ví dụ trên thì cá rô phi nếu dưới 5,60C hoặc trên 420C thì cá rô phi bị chết. Một ví dụ khác là cá chép chỉ đẻ được ở nhiệt độ môi trường nước là >= 150C. Nếu dưới nhiệt độ này thì cá chép không sinh sản được. Dưới 40C thì cá chép có thể chết.
    Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến tập tính của một số loại cá: khi nhiệt độ thuận lợi thì chúng kiếm ăn nhiều hơn, khi nhiệt độ hạ thấp thì chúng ngừng ăn, một số loài còn có hiện tượng ngủ đông như cá Trê, lươn….
    Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của các loài cá.
    + Nước: là môi trường sống của cá và các sinh vật thủy sản khác. Ngoài ra trong hệ sinh thái ao nuôi nước còn cung cấp cho nhu cầu tưới ,giữ ẩm cho các loại cây ở bờ ao.
    Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng cho các vi sinh vật, sinh vật phù du sống trong ao.
    Nước có một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của các loại cá. Nó cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như điều hoà các hoạt động sống của cá.
    + Không khí: là các chất khí hoà tan trong nước, nó gồm CO2, O2, CH4, N2….nó có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của các sinh vật trong nước đặc biệt là các loại cá nuôi.
    + Ngoài ra còn có rất nhiều các nhân tố khác ảnh hưởng đến đời sống của các loài cá nuôi như nguồn nước, hàm lượng các chất hoà tan trong nước…
    - Các yếu tố hoá học gồm độ pH, nồng độ các kim loại trong nước….Nó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các loại cá cũng như các sinh vật phù du trong nước. Các chất này rất cần thiết trong cuộc sống của các sinh vật, thiếu nó thì các sinh vật chậm hoặc không phát triển được nhưng nếu thừa nó thì rất nguy hiểm, gây ngộ độc và gây chết.
    1.2.Quần xã sinh vật

    Các sinh vật trong ao.
    a. Sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái ao hồ:
    Sinh vật sản xuất là các loại tảo,rong ,toc tiên ,sen rau muống dưới ao và các loài thực vật bậc cao sống trên bờ cây cỏ.
    Đây là bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái, đảm bảo cho sự tồn tại của toàn bộ các quần xã nằm trong hệ sinh thái. Thảm thực vật phong phú nhất có lẽ là vùng vên bờ, trong phạm vi này quần thể thực vật tạo thành các vùng đồng tâm chúng cũng phân bố thành những quần thể dễ nhận biết bên trong hay ở độ sâu quanh bờ có các loài cây như bao gồm các loài như: tảo, rong rêu, bèo tấm, bèo tây, rau muống nước, hay những loài thực vật lớn...
    - Tảo phát triển trong điều kiện: ánh sáng và khí cacbonic (CO2), nitơ, photpho (đạm, lân) và các nguyên tố vi lượng.
    - Trong quá trình quang hợp, tảo nhả oxy. Nguồi oxy do tảo nhả là dưỡng khí quan trọng cho các động vật thuỷ sinh. Ngoài ra tảo là nguồn cung cấp nitơ quan trọng trong nước mà chủ yếu là amoniac. Nguồn nitơ thâm nhập vào ao hồ từ quá trình cố định đạm, phân bón, thức ăn, từ khoáng hoá các chất hữu cơ bài tiết từ động vật thuỷ sinh. Trong ao hồ, mật độ tảo tối ưu đối với ao có độ sâu 1 - 1,5 m nước nằm trong khoảng 15 – 60 mg/l.
    - Có rất nhiều loại tảo như: Tảo lam (cyanobacteria) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ao hồ nuôi. Tảo lục, tảo vàng ánh…
    b. Sinh vật tiêu thụ: bao gồm các sinh vật phù du, c...

    Leave a Reply

    Giúp tải tài liệu miễn phí

    Kết nối mở topic chuyên giúp tải hộ tài liệu cho các bạn sinh viên:
    Các bạn đăng yêu cầu tại:

    Nhà tài trợ

    Yeu Nhac vang

    Video hướng dẫn tải tài liệu free