Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước Đông Nam Á và bài học rút ra cho Việt Nam

    Author: Ketnoi Genre:
    Rating

    Download Khóa luận Kinh nghiệm phát triển du lịch tại các nước Đông Nam Á và bài học rút ra cho Việt Nam miễn phí



    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I 5
    LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ CÁC NƯỚC 5
    KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 5
    I/ MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH: 5
    1. Khái niệm chung về du lịch: 5
    2. Các loại hình du lịch 6
    2.1 Phân loại theo mục đích chuyến đi: 7
    2.1.1 Du lịch tham quan: 7
    2.1.2 Du lịch giải trí: 7
    2.1.3 Du lịch kinh doanh: . 7
    2.1.4 Du lịch công vụ: 7
    2.1.5 Du lịch thể thao: 8
    2.1.6 Du lịch nghỉ dưỡng: 8
    2.1.7 Du lịch lễ hội: . 8
    2.1.8 Du lịch tôn giáo: , 9
    2.1.9 Du lịch mạo hiểm: 9
    2.1.10 Du lịch nghiên cứu, học tập: 9
    2.1.11 Du lịch thăm thân: 10
    2.2 Phân loại theo loại hình du lịch đặc thù khác: 10
    2.2.1 Du lịch sinh thái (Du lịch thiên nhiên): 10
    2.2.2 Du lịch hoài niệm: 12
    2.2.3 Du lịch văn hoá:. 12
    2.2.4 Du lịch di sản: ,. 12
    2.2.5 Du lịch nông nghiệp: 12
    2.2.6 Du lịch vườn: l 12
    2.2.7 Du lịch hành hương: 12
    2.2.8 Du lịch sức khoẻ:. 12
    2.2.8 Du lịch vũ trụ: . 13
    2.2.9 Du lịch thưởng thức rượu vang: 13
    3. Vai trò của Ngành du lịch 13
    3.1 Vai trò của Ngành du lịch đối với nền kinh tế đất nước 14
    3.2 Vai trò của du lịch đối với xã hội: 16
    3.3 Vai trò của du lịch với Văn hóa: 17
    3.4 Vai trò của Du lịch đối với môi trường: 18
    4. Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch: 18
    4.1 Tài nguyên du lịch: 18
    4.2 Điều kiện sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách 21
    4.3 Cơ sở hạ tầng: 22
    4.4 Điều kiện kinh tế: 22
    4.5 Điều kiện về an toàn đối với du khách. 23
    4.6 Một số điều kiện khác 23
    II/ KHÁI QUÁT VỀ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 24
    1. Khái quát chung về khu vực Đông Nam Á: 24
    2. Ngành du lịch ở các nước Đông Nam Á 25
    CHƯƠNG II 31
    KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ BÀI HỌC RÚT RA 31
    CHO VIỆT NAM 31
    I/ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 31
    1. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÁI LAN 31
    1.1 Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch Thái Lan 31
    1.2 Chiến lược phát triển du lịch Thái Lan hiện tại: 33
    1.2.1 Chủ trương lôi kéo du khách theo “số đông trước ” của Thái Lan 33
    1.2.2 Kết hợp du lịch với Thương Mại để tăng doanh thu ngành du lịch 35
    1.2.3 Tư nhân hoá các cơ sở du lịch để xây dựng một hệ thống cơ sở du lịch hoàn hảo, dịch vụ đa dạng. 37
    1.2.4 Phát triển hình thức du lịch MICE 39
    1.2.5 Thu hút khách nhờ chính sách miễn thị thực nhập cảnh: 41
    1.3 Kết quả đạt được. 41
    2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI SINGAPORE 44
    2.1 Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch Singapore 44
    2.2 Chiến lược phát triển du lịch Singapore hiện tại 46
    2.2.1 Không ngừng đầu tư và tu bổ danh lam thắng cảnh, cơ sở du lịch: 46
    2.2.2 Cải thiện hệ thống phương tiện giao thông 48
    2.2.3 Hoàn thiện cơ sở tiện nghi, tạo nhiều loại hình du lịch độc đáo 48
    2.2.4 Dịch vụ hỗ trợ tốt 52
    2. 3 Kết quả đạt được 54
    3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MALAYSIA 56
    3.1 Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch Malaysia 56
    3.2 Chiến lược phát triển du lịch Malaysia hiện tại 57
    3.2.1 Đa dạng hoá dịch vụ du lịch bắt kịp nhu cầu thị trường du lịch quốc tế 57
    3.2.2 Chính sách ưu tiên đầu tư và ứng dụng công nghệ trong quảng bá du lịch 59
    3.2.3 Đẩy mạnh phát triển thị trường du lịch qua chiến dịch giảm giá 59
    3.2. 4 Hoàn thiện cơ sở vật chất cho ngành du lịch 60
    3.2.5 Khuyến khích khách du lịch bằng chính sách miễn thị thực nhập cảnh 63
    3.3 Kết quả đạt được: 63
    II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM 65
    1. Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam 65
    2. Thực trạng của ngành du lịch du lịch Việt Nam hiện tại: 66
    2.1 Thị trường khách: 66
    2.1.1 Thị trường khách quốc tế 66
    2.1.2 Thị trường khách nội địa: 70
    2.2 Về thu nhập 70
    2.3 Về cơ sở vật chất kỹ thuật 72
    3.4 Về nguồn nhân lực 74
    III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH: 75
    1. Đánh giá thực trạng ngành du lịch Việt Nam 75
    2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước Đông Nam Á 76
    CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 80
    I/ DỰ BÁO VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM TRONG NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020: 80
    1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam hiện tại: 80
    2. Dự báo phát triển du lịch Việt Nam trong năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020: 81
    II/ THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 85
    1. Thời cơ của ngành du lịch Việt Nam. 85
    2. Thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam 86
    III/ GIẢI PHÁP CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020: 88
    1. Định hướng chính xác thị trường, phù hợp với nhu cầu và khả năng đáp ứng cầu du lịch. 88
    2. Đầu tư phát triển cung du lịch: 89
    3. Đa dạng hóa và cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch 91
    4. Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch 93
    5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch: 93
    6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch quốc tế và khu vực. 94
    7. Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền quảng bá di lịch 95
    8. Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý và phối hợp liên ngành, địa phương tạo cơ chê điều hành thị trường thông thoáng, linh hoạt. 95
    KẾT LUẬN 98
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
     
     




    Link Download
    Tóm tắt nội dung:ok
     Thái Lan
    10.21
    Singapore
     Singapore
    10.1
    New York
     Mỹ
    9.5
    Kuala Lumpur
     Malaysia
    8.94
    Hong Kong
     Hồng Kông, Trung Quốc
    7.94
    Dubai
     United Arab Emirates
    7.58
    Istanbul
     Thổ Nhĩ Kỳ
    7.05
    Thượng Hải
     Trung Quốc
    6.7
    Nguồn: Tổ chức du lịch Thế giới, năm 2008“Most visited countries by international tourist arrivals” -
    Tạp chí Travel and Leisure (Mỹ) cũng đã đưa ra danh sách bình chọn 10 thành phố du lịch tốt nhất Châu Á. Trong đó, 2 thành phố đầu tiên thuộc về Thái Lan (xếp thứ nhất là thủ đô Bangkok và thứ 2 là TP Chiang Mai); Thành phố Kathmandu của Nepal (xếp thứ 3), Hồng Công (5) và Bắc Kinh (8).
    Theo thống kê của Tổ chức du lịch Thế giới năm 2008, thủ đô Bangkok của Thái Lan cũng được xếp thứ 3 trong danh sách 10 thành phố có số lượng du khách quốc tế đến nhiều nhất trên thế giới, với 10,21 triệu lượt khách (Bảng 5).
    KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI SINGAPORE
    Đất nước và tiềm năng phát triển du lịch Singapore
    Singapore là một đất nước xinh đẹp ở Đông Nam khu vực Đông Nam Á, diện tích: 710.2 km2, dân số là 4.839.100 người (2009) “ Singapore – Area and Population in brief 2009” -
    . Đơn vị tiền tệ của Singapore là đồng đô la Singapore (SGD).
    Vị trí chiến lược nằm ở một trong những ngã tư của thế giới đã giúp Singapore phát triển thành một trung tâm thương mại, viễn thông và du lịch lớn. Singapore nối với Malaysia bởi hai cây cầu vượt. Chỉ cần đáp một chuyến phà tốc hành là đến được các hòn đảo trong quần đảo Riau của Indonesia. Một chuyến bay ngắn sẽ đưa du khách từ Singapore đến Thái Lan và Philippines
    Singapore có một thiên nhiên không hề ưu đãi. Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương bao quanh bởi nhiều đảo nhỏ khác. Khí hậu nước này đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt, có độ ẩm cao và mưa nhiều. Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa hoặc lưu vực sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - một loại nước có được sau quá trình khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu Vietsciences.free.fr - Nguyễn Lân Dũng – “ Singapore – Vì sao hấp dẫn du khách” –2006
    .
    Bờ biển của Singapore chỉ dài vẻn vẹn 193 km và không có bãi tắm nào, trừ một bãi tắm nhân tạo ở đảo du lịch Sentosa. Cả nước không có một ngọn núi nhỏ nào, nơi cao nhất (Bukit Timah) chỉ cao hơn mặt biển có 166m. Vì chỉ mới giành được độc lập từ năm 1965 nên nền văn hóa của Singapore không có gì riêng biệt. Cả nước có tới 76% là người Hoa, 13,7% là người Mã Lai , 8,4% là người Ấn Độ, và 1,8% là các dân tộc khác. Singapore không có ngôn ngữ riêng mà dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. Không có nông nghiệp nên lương thực, thực phẩm của Singapore đều phải nhập hết từ nước ngoài. Chi phí nhập khẩu hàng năm cho lĩnh vực này lên đến trên 5,7 tỷ USD, cho dầu và mỡ là 529 triệu USD, cho rượu và thuốc lá là 8,5 tỷ USD Vietsciences.free.fr - Nguyễn Lân Dũng – “Singapore – Vì sao hấp dẫn du khách” –2006
    .
    Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại Singapore nhờ mức đóng góp 5 % GDP. Chỉ có dân số khoảng 4 triệu người nhưng trong giai đoạn từ 2004 – 2009, hàng năm Singapore thu hút hơn 8 triệu khách du lịch, tạo thu nhập khoảng 11 tỉ USD và hơn 150.000 việc làm cho đất nước. Tổng cục Du lịch Singapore STB - “Tourism Statistics Publications”-– 2004 -2009
    Dù không có thiên nhiên ưu đãi nhưng ngành du lịch Singapore vẫn không ngừng phát triển nhờ một hệ thống cơ sở vật chất hoành tráng và chính sách đầu tư hợp lý của Chính phủ Singapore.
    Tổng cục Du lịch Singapore -STB (Singapore Tourism Board) hiện là cơ quan quản lý du lịch nhà nước
    Chiến lược phát triển du lịch Singapore hiện tại
    Dù chỉ là một quốc đảo nhỏ bé trong khu vực Đông Nam Á nhưng Singapore lại được đánh giá là quốc gia có ngành du lịch phát triển vào loại nhất nhì khu vực. Có điều này là do ngành du lịch Singapore luôn tạo ra những sản phẩm mới để hấp dẫn du khách, gắn kết hoạt động du lịch với các hoạt động thương mại, nhằm tạo ra hình ảnh đất nước Singapore độc đáo và thực sự hấp dẫn trong tiềm thức của du khách. Thành công của ngành du lịch Singapore chính là thành công trong điều chỉnh chiến lược phát triển du lịch trước những thay đổi kinh tế và xã hội bên ngoài.
    Năm yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore bắt nguồn từ năm chữ A trong tiếng Anh là: điểm thắng cảnh (Attractions), phương tiện giao thông (Accessibility), cơ sở tiện nghi (Amenities), các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services) và sự điều chỉnh phù hợp về chính sách (Adjustment).
    2.2.1 Không ngừng đầu tư và tu bổ danh lam thắng cảnh, cơ sở du lịch:
    Ngay từ giữa những năm 1980, Chính phủ Singapore đầu tư hàng trăm triệu USD nâng cấp các điểm thắng cảnh, khu nghỉ dưỡng, di tích văn hóa và lịch sử. Điều này khiến cho khách du lịch cảm thấy ở Singapore hàng tuần vẫn không thiếu chỗ tham quan. Chỉ riêng trên hòn đảo nhỏ bé Sentosa, du khách đã có thể tận hưởng không khí tuyệt của các khu nghỉ ngơi đẳng cấp cao (Sijori Resort, The Sentosa Resort & Spa, Shangri-La’s, Rasa Sentosa Resort.), khu thủy cung huyền diệu (Underwater World), Tháp Carlsberg (cao 110m), Khu âm nhạc nước ( Musical Fountain ), Khu trượt xe cảm giác mạnh (Sentosa Luge), Sân gôn (Sentosa Golf Club), Khu biểu diễn Cá heo (Dolphin Lagoon), Vườn Bướm và Côn trùng, Triển lãm Hình ảnh Singapore, Tháp Sư tử biển mà du khách có thể leo lên bên trong đến tận miệng sư tử. Năm 2008, riêng hòn đảo trên đã đón tiếp tới 7 triệu lượt du khách. Đến năm 2009, con số này đạt gần 10 triệu lượt khách. Đầu năm 2010, tập đoàn Genting Group – tập đoàn điều hành các khu giải trí lớn nhất Châu Á đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ 6,59 SGD, tương đương 4,3 tỉ đô la Mỹ để xây dựng khu nghỉ dưỡng Resort World Sentosa (RWS) quy mô và đắt tiền nhất trên thế giới. Theo số lượng du khách thống kê hiện tại thì ước tính đến cuối năm 2010, RWS sẽ đón được khoảng 12-13 triệu khách đến tham quan. Và với tốc độ phát triển hiện tại, khu nghỉ dưỡng 49ha này sẽ đóng góp 2,7 tỉ USD, tương đương với 0.8 % vào giá trị GDP hàng năm của Singapore và giúp cho quốc đảo này đạt con số du khách 17 triệu người vào năm 2015. Thúy Bình – Báo du lịch, Cơ quan trực thuộc Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch – “Resort World Sentosa 6 sao khai trương tại Singapore”-2010
    Ngoài hòn đảo Sentosa, Singapore còn rất nhiều điểm du lịch khác hấp dẫn du khách như công viên chim Jurong ( rộng 20,2 ha với 9000 chim thuộc 600 loài khác nhau), Vườn Thú (với 300 loài khác nhau, trong đó có tới 30 loài khỉ -vượn), Bảo tàng Mỹ thuật Singapore, Phố chợ Trung Hoa, Trung tâm Di sản Malaysia, v.v Singapore – Vì sao hấp dẫn du khách” – Vietsciences.free.fr - Nguyễn Lân Dũng, 16/4/2006
    .Làm gì khách du lịch cũng phải chi tiền, từ đi cáp treo, thăm Thủy cung, nghe nhạc nước, trượt xe... Ấy vậy mà tại đây, du khách vẫn xếp hàng đông nghịt để dốc hầu bao mua vé vì thấy được sự hấp dẫn ...

    Leave a Reply

    Giúp tải tài liệu miễn phí

    Kết nối mở topic chuyên giúp tải hộ tài liệu cho các bạn sinh viên:
    Các bạn đăng yêu cầu tại:

    Nhà tài trợ

    Yeu Nhac vang

    Video hướng dẫn tải tài liệu free